Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng trong lồng bè
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) là loài cá nổi, ưa hoạt động, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt, dễ nuôi, có thể công nghiệp.
1. Chọn vị trí lồng nuôi
Nằm trong vùng quy hoạch, ít chịu ảnh hưởng dòng nước lưu thông, sống gió,tốc độ dòng chảy vừa phải (0,2-0,6m/giây), chất đáy cát bùn, độ sâu 5-10m. khi nước thủy triều xuống thấp nhất đáy của lồng phải cách đáy của vùng nuôi 1m. Hàm lượng ôxy hoà tan từ 4 – 6 mg/l, nhiệt độ 25 – 300C, độ mặn 20 – 33‰, tránh xa những nơi có ô nhiễm dầu, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.
2. Thiết kế và xây dựng lồng
Lồng có dạng hình vuông, kích thước lồng:3x3x3m hoặc 4x4x3m, các lồng nuôi được buộc cố định trong bè.Lưới lồng nuôi làm bằng sợi PE không rút, có thể sử dụng loại lưới đen của Nhật hoặc Trung Quốc sản xuất, kích thước mắt lưới phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá.Phía trên các lồng nuôi cần được che lưới nhằm không cho cá nhảy ra ngoài và hạn chế cường độ ánh sáng.
Bè làmbằng khung gỗ, có kích thước 6 x 12cm, phao nổi làm bằng phuy nhựa (loại 200l) để nâng khung gỗ của lồng, số lượng phuy từ 6 – 8 phuy/ô lồng.Diện tích bè tùy theo số lượng lồng. Thường mỗi bè có kích thước 10 x 15m người ta chia làm hai dãy, mỗi dãy 3 ô lồng. Trên bè nuôi thường có nhà quản lý, giữa các ô lồng có lối đilại. Bè được cố định bằng neo ở 4 góc.
3. Chọn giống và thả cá
Chọn giống: Chon cá giống ở những cơ sở có uy tín, kích thước đồng đều, chiếu dài thân 8-10cm, trọng lượng từ 20-25g/con,không có dấu hiệu bệnh lý, hoạt động bình thường,bơi lội nhanh nhẹn.
Thả cá: trước khi thả cá kiểm tra bệnh Vnn (Viral nervous necrosis) một loại bệnh hoại tử thần kinh và thuần hoá độ mặn cho phù hợp với vùng đặt lồng nuôi. Thả bao cá xuống nước để cân bằng nhiệt độ, tránh hiện tượng sốc nhiệt, từ từ cho nước biển vào bao để cá thích nghi dần với môi trường mới. Tắm cá bằng nước ngọt hoặc formon nồng độ 20ppm trong 10-15 phút, trong quá trình tắm phải cung cấp sục khí. Mùa vụ thả vào tháng 3-4 hàng năm. Nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát.Trong thời gian đầu thả nuôi với mật độ từ 40 – 50 con/m3, sau 1 – 2 tháng nuôi cá đạt khối lượng 100 – 150g, lúc này giảm mật độ xuống còn 20 – 25 con/m3. Trong quá trình nuôi tuỳ theo mức độ phân đàn của cá để phân cỡ cá, kết hợp san thưa mật độ cho đến khi thu hoạch còn 10 – 15 con/m3.
4. Chăm sóc và quản lý
Thức ăn: Thức ăn công nghiệp dạng viên có hàm lượng đạm 45%, kích thước viên phù hợp với giai đoạn phát triển cá. Cá có trọng lượng<100g/con, kích thước viên thức ăn là 1-2mm, khẩu phần ăn là 3-4% trọng lượng thân. Cá có trọng lượng 100-250g/con, kích thước viên thức ăn 3-4mm, khẩu phần ăn là 2-3% trọng lượng thân.Cá có trọng lượng>250g, kích thước viên thức ăn là 5mm, khẩu phần ăn là 1,5-2%. Cho cá ăn ngày 2 lần, buổi sáng 8 giờ và buổi chiều 5 giờ.Thường theo dõi thời tiết, hoạt động bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hơp.Để tăng sức đề kháng và hạn chế bệnh đường ruột cần bổ sung một số loại chế phẩm sinh học bằng cách trộn vào thức ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cho ăn theo định kỳ 3 ngày/tuần, mỗi ngày cho cá ăn hai lần.
5. Chăm sóc
Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, hàng tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng và bệnh của cáđểcó biện pháp xử lý kịp thời. Có sổ nhật ký theo dõi tốc độ tăng trưởng, phương pháp cho ăn, quản lý dịch bệnh, yếu tố mội trường…
Thường xuyên kiểm tra lưới lồng, bè và neo để phát hiện hư hỏng, kịp thời sửa chữa, đặc biệt là trước, sau đợt gió bão.
Định kỳ 1 – 2 tháng phân cỡ để giảm sự cạnh tranh thức ăn giữa cá lớn và cá bé ảnh hưởng đến sinh trưởng và nâng cao tỷ lệ sống. Kết hợp phân cỡ với thay lưới lồng nhằm tăng khả năng lưu thông của nước giảm bệnh tật cho cá. Lưới lồng thường bị hàu, vẹm, rong… bám cản trở dòng chảy, gây thiếu ô xy cho cá, làm nặng lồng.Do vậy, phải định kỳ vệ sinh loại bỏ sinh vật bám bắng cách xịt rửa lưới bằng vòi cao áp. Tuỳ theo mức độ bám của sinh vật bám vào lồng và cỡ của cá để có kế hoạch thay lưới lồng, khi thay tránh gây xây xát và sốc cho cá.
6. Phòng trị bệnh
Trong quá trình nuôi cá thường hay bị bệnh ký sinh trùng bám ngoài da, đặc biệt là rận cá, điều này dễ làm cá bị tổn thương bề mặt cơ thể, tạo điều kiện cho các tác nhân cơ hội như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh. Cá có thể mắc một số bệnh dẫn đến cá chết rãi rác đến hàng loạt.Với mỗi loại bệnh có cách phòng trị khác nhau. Vì vậy cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cá.
Bằng mắt thường có thể nhận biết bệnh do vi khuẩn đường ruôt.Bụng cá trương lên và có xuất huyết ở hậu môn, mắt lồi cá chết lác đác. Ngừng cho cá ăn.Trộn thuốc vào thức ăn theo hướng dẫn nhà sản xuất cho cá ăn để trị bệnh.
Phòng bệnh tổng hợp: Dụng cụ phải được sát khuẩn trước và sau khi dùng, kiểm tra bệnh Vnn, tắm nước ngọt trước khi thả cá. Cho cá ăn đầy đủ về lượng và chất, định kỳ trộnVitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng 2g/1kg thức ăn. Thức ăn không được ẩm mốc.
7. Thu hoạch
Sau thời gian nuôi 10 – 12 tháng cá đạt cỡ thương phẩm 0,7 – 1,2kg tiền hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 2 ngày ngừng không cho cá ăn. Thông thường tỷ lệ sống giai đoạn nuôi thương phẩm đạt từ 50 – 80%.